Hiểu đúng về bệnh sùi mào gà
Ngày đăng: 26.02.2024
Đánh giá:
Số lượng ca mắc sùi mào gà hiện nay gia tăng nhanh chóng. Và đã có không ít trường hợp gặp phải những biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ, hiểu đúng về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có tốc độ lây nhiễm cao. Do một loại virus có tên là Human Papillomavirus (HPV) gây ra.
Bệnh sùi mào gà có thể xảy ra ở mọi giới. Những người quan hệ tình dục không an toàn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Trong thời gian virus HPV ủ bệnh, hầu hết người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng lây truyền virus sang cho người khác.
Nguyên nhân sùi mào gà
Tác nhân gây sùi mào gà
Tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây nên. Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào da và gây ra sự thay đổi bộ gen di truyền của chúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào da. Nó còn gây ra các khối u ở vùng sinh dục hay các vùng da khác trên khắp cơ thể.
Virus này có hơn 100 chủng loại, nhưng chi có một số ít gây ra bệnh sùi mào gà. Và những chủng loại này có thể phân chia thành 2 nhóm, chính là:
- Nhóm nguy cơ cao: Là nhóm chứa các chủng loại có khả năng gây ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn,…. Điển hình của nhóm nguy cơ cao là HPV type 16, 18.
- Nhóm nguy cơ thấp: Là nhóm lành tính, không có khả năng tiến triển thành ung thư.
Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào?
Virus HPV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:
- Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến nhất. Dù là quan hệ bằng đường sinh dục, đường miệng hay hậu môn thì đều có nguy cơ nhiễm virus HPV.
- Đường tiếp xúc
Virus HPV có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong khoảng thời gian ngắn. Nên bạn có thể bị sùi mào gà không qua con đường tình dục như dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, tiếp xúc vết rách, vết nứt trên da.
- Từ mẹ sang con
Thai phụ mắc sùi mào gà, khi sinh con qua đường âm đạo, dịch nhầy âm đạo, cổ tử cung chứa virus HPV có thể lây nhiễm sang cho trẻ.
Cách nhận biết sùi mào gà
Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, người bệnh hầu như không có triệu chứng ngay. Phải qua thời gian ủ bệnh sùi mào gà (khoảng 2 – tháng), dấu hiệu của bệnh mới dần xuất hiện.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà theo từng giai đoạn
Triệu chứng sùi mào gà điển hình là xuất hiện các nốt mụn. Nốt mụn này có sự khác biệt theo giai đoạn của bệnh.
- Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn khởi phát (giai đoạn đầu) của bệnh, các nốt mụn sùi mào gà có kích thước nhỏ, chỉ vài mm. Chúng có màu hồng nhạt hoặc màu da người, nằm rải rác tại khu vực nhiễm bệnh.
- Giai đoạn phát triển
Sau một thời gian các nốt sùi không được điều trị, chúng sẽ phát triển lớn dần, ngày càng gia tăng số lượng. Đồng thời, chúng có xu hướng tập trung thành từng chùm trông giống mào gà hay súp lơ. Giữa các nốt mụn có chứa dịch, chảy ra khi có sự tác động, va chạm mạnh.
- Giai đoạn biến chứng
Ở giai đoạn biến chứng, các nốt mụn sùi không chỉ tập trung tại vị trí nhiễm bệnh mà chúng có thể lây lan sang các khu vực lân cận.
Ngoài biểu hiện sùi mào là các nốt mụn, ở giai đoạn biến chứng, người bệnh còn xuất hiện tình trạng bội nhiễm, vùng tổn thương do bệnh gây ra bị tiết dịch, lở loét, sưng tấy, dễ chảy máu,…
Sùi mào gà có ngứa không? Sùi mào gà có thể gây ngứa ngáy khi bệnh ở giai đoạn nặng. Các nốt mụn bị vỡ, chất dịch chảy ra làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ có đặc điểm chung là xuất hiện các nốt mụn sùi. Ngoài ra, hiện tượng sùi mào gà cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ giới:
- Ở nam giới
Các nốt sùi mào gà thường mọc ở vùng bìu, quy đầu, dọc theo thân dương vật, lỗ niệu đạo, hậu môn hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu dương vật..
Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu, đau đớn khi quan hệ tình dục. Bởi các nốt sùi xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, bao quy đầu, bìu,…
- Ở nữ giới
Các nốt sùi có thể xuất hiện ở phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn.
Trường hợp nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo, có hiện tượng tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau, khó chịu khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sùi mào gà là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu không, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Tiến triển thành ung thư
Người bệnh sẽ có nguy cơ mắc ung thư khi nhiễm virus HPV thuộc nhóm nguy cơ cao.
Kết quả thống kê nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. Còn ở nam giới, có 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật.
Khi mắc sùi mào gà do quan hệ bằng đường miệng (sùi mào gà ở miệng) thì người bệnh có thể bị ung thư vòm họng, hầu họng.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Với nữ giới
Sùi mào gà có thể gây tổn thương mô niệu sinh dục, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm ở khu vực âm đạo, tử cung hoặc vùng chậu, gây khó khăn trong việc thụ thai.
Đặc biệt, nữ giới mắc ung thư cổ tử cung khi nhiễm virus HPV thuộc nhóm nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung làm suy giảm nghiêm trọng khả năng thụ thai thành công ở nữ.
- Với nam giới
Những nốt sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, niệu đạo, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nam giới.
Một số nghiên cứu cho thấy, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch có thể làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, có thể gây vô sinh ở nam. Hơn nữa, tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Ảnh hưởng tới thai kỳ
Sự gia tăng, lớn dần lên của nốt sùi mào gà gây khó khăn cho nữ giới trong việc tiểu tiện. Không chỉ vậy, chúng còn có thể làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên, khiến cho thai phụ khó sinh bằng ngả âm đạo.
Đặc biệt, với những trường hợp nữ giới mang thai mắc sùi mào gà khi sinh nở qua đường âm đạo có khả năng lây nhiễm cho thai nhi. Nếu bé bị nhiễm HPV, có thể gây ra các hậu quả như viêm phế quản và dạ dày thực quản.
Sùi mào gà có chữa được không?
Sùi mào gà hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được khám và tư vấn điều trị.
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng tình trạng bệnh, mức độ tổn thương để tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Dùng thuốc chữa sùi mào gà
Thuốc chữa sùi mào gà thường là những loại thuốc đặc trị, có tác dụng ức chế, ngăn cản sự tăng sinh của virus HPV. Đồng thời, loại bỏ các mụn sùi một cách hiệu quả.
Lưu ý: Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Do đó, người bệnh TUYỆT ĐỐI không tự ý dùng thuốc hoặc mua tại hiệu thuốc, mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra tình trạng cụ thể và được kê toa thuốc phù hợp, nhằm tránh biến chứng và nguy cơ nhờn thuốc.
Can thiệp ngoại khoa
Với các nốt sùi lớn, lan rộng, nằm ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung thì dùng thuốc sẽ không đem lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa đề điều trị nhanh chóng.
Một số phương pháp ngoại khoa áp dụng điều trị sùi mào gà gồm có:
- Đốt điện: Sử dụng dòng điện ở nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào nốt mụn sùi để loại bỏ nhanh chóng và tiêu diệt virus HPV
- Dùng Laser: Sử dụng tia laser với mức năng lượng cao để loại bỏ nốt sùi và virus HPV.
- Áp lạnh: Là phương pháp sử dụng khí Ni – tơ ở nhiệt độ cực thấp lên vùng bị tổn thương do bệnh gây ra để gây đông lạnh, làm hư hại tế bào, cuối cùng làm rụng các sùi.
- ALA – PDT: Sử dụng sóng cao tần cùng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để tiêu diệt virus HPV và loại bỏ các nốt mụn sùi.
Trong các phương pháp ngoại khoa trên, ALA – PDT được đánh giá là phương pháp điều trị sùi mào gà đem lại hiệu quả cao nhất, không gây đau đớn, không để lại sẹo, hạn chế tái phát, không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Lưu ý: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ những điều dưới đây:
- Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị
- Điều trị cùng bạn tình
- Kiêng quan hệ tình dục
- Thăm khám định kỳ
- Không dùng chung vật dụng cá nhân
Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
Bạn có thể thực hiện những điều dưới đây để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV:
Tiêm vắc xin HPV
Hiện nay đã có vắc xin ngăn ngừa sự xâm nhập virus HPV – Gardasil 4 và Gardasil 9. Trong đó giá của Gardasil 9 sẽ cao hơn Gardasil 4
- Gardasil 4: Có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus HPV thường gặp ở người là HPV 6, 11, 16 và 18.
- Gardasil 9: Có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm của 9 chủng virus HPV nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay là HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Sinh hoạt tình dục lành mạnh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, cụ thể:
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Hạn chế tối đa trường hợp quan hệ tình dục qua đường miệng.
- Duy trì mối quan hệ hôn nhân chung thủy 1 vợ – 1 chồng, không quan hệ tình dùng với nhiều bạn tình. Đặc biệt là không quan hệ với những bạn tình chưa được xác định rõ tình trạng sức khỏe.
Bỏ ngay các thói quen xấu
Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà, cần phải từ bỏ các thói quen xấu sau đây. Bởi chúng là những điều kiện thúc đẩy cơ thể bị nhiễm virus HPV:
- Dùng chung đồ cá nhân: Các dụng cụ như dao cạo, khăn tắm, quần áo nội y nên dùng riêng, không dùng chung với người khác để tránh tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bị nhiễm HPV, nguyên nhân gây bệnh.
- Thói quen sống kém lành mạnh: Hạn chế những cuộc vui, ăn chơi không an toàn, không xuất hiện trong môi trường nhiều nguy cơ gây bệnh như quán bar, hộp đêm.
- Sử dụng chất kích thích như hút thuốc và uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến virus HPV dễ xâm nhập và phát triển.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc có thể nắm vững, hiểu rõ về bệnh sùi mào gà. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ bạn cũng như những người xung quanh. Nếu còn thăc mắc, đừng ngại hãy chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN cùng chuyên gia ngay. Hoàn toàn miễn phí