BỆNH LẬU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
Ngày đăng: 27.02.2024
Đánh giá:
Bệnh lậu là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy không có những biến chứng nguy hiểm như Giang Mai nhưng nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Bài viết dưới đây của Ths.Bs CKII Lê Đỗ Nguyên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị… Từ đó giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh tốt hơn hoặc sớm thăm khám và điều trị bệnh từ sớm.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh xã hội – một thuật ngữ để chỉ nhóm bệnh ảnh hưởng nặng nề lên xã hội, có đặc điểm là tỷ lệ mắc cao, lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Mặt khác, các căn bệnh xã hội có đường thường lây qua quan hệ tình dục, bao gồm cả bệnh lậu. Vị trí xuất hiện của bệnh lậu là: đường sinh dục (chủ yếu), họng, trực tràng, miệng…
Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh lậu có tỷ lệ lây bệnh cao khi quan hệ với người mắc bệnh (nhất là khi không sử dụng bao cao su):
- Đối với nam giới: nam giới có khoảng 20% tỷ lệ mắc bệnh sau khi quan hệ không lành mạnh với nữ giới mắc bệnh.
- Đối với nữ giới: nữ giới có khoảng 60 – 80 tỷ lệ mắc bệnh ngay sau khi quan hệ tình dục với nam giới bị lậu
- Quan hệ đồng tính: tỷ lệ này không được ước tính rõ ràng. Nhưng cao hơn so với nam giới, thậm chí là cả nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trực tiếp
Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn (tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae) gây ra. Vi khuẩn được phân lập bởi Albert Neisser vào năm 1879. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Lây truyền qua đường tình dục: phần lớn các ca bệnh lậu đều có nguyên nhân bắt nguồn từ quan hệ tình dục. Nhất là quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
- Lây từ mẹ sang con: thai phụ mắc bệnh nhưng không điều trị có thể lây sang cho thai nhi
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: sử dụng chung đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt… có khả năng tiếp xúc với lậu cầu, từ đó mắc bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu:
- Quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su: không riêng qua đường âm đạo, kể cả khi quan hệ qua hậu môn hoặc miệng cũng vẫn có nguy cơ mắc bệnh lậu
- Quan hệ tình dục bừa bãi như: quan hệ với nhiều người cùng một lúc, có nhiều mối quan hệ tình cảm (fwb, ons…)
- Quan hệ tình dục với gái bán dâm, trai bao
- Bạn hoặc đối tác đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (giang mai, sùi mào gà…)
- Có tiền sử mắc bệnh lậu trước đây
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (thường là sau quan hệ tình dục không an toàn), người bệnh sẽ tiến vào giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này ở bệnh lậu thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có các dấu hiệu đầu tiên.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam
- Ra mủ nhiều ở đầu dương vật
- Mủ có màu sắc khác lạ. Thường là màu vàng hoặc vàng xanh (không nên nhầm lẫn mủ với tinh dịch do mộng tinh gây ra)
- Mủ có mùi hôi
- Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác buốt (tiểu buốt) và số lần đi tiểu tăng cao nhưng mỗi lần số lượng nước tiểu lại nhỏ giọt (tiểu rắt)
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ
Ở nữ giới, có khoảng 50 – 80% người bệnh không có triệu chứng bất thường nào trong giai đoạn đầu. Nếu có thì các dấu hiệu sẽ là:
- Chảy ra mủ ở niệu đạo, tử cung
- Mủ có màu sắc khác lạ, thường là màu nâu, vàng hoặc xanh
- Mủ có mùi hôi, tanh khó chịu
- Tương tự như nam giới, nữ giới sẽ cảm thấy đái buốt và tiểu rắt
Ngoài ra, nếu vị trí phát bệnh là miệng hoặc hậu môn thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa vô cùng tại hai vị trí này.
Biến chứng có thể gặp phải nếu không kịp thời điều trị
Bệnh lậu ở giai đoạn đầu không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
Biến chứng có thể xảy ra ở nữ
- Lậu cầu khuẩn xâm nhập vào sâu sẽ ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng… từ đó gây hại đến khả năng thụ thai của phụ nữ
- Có thể dẫn đến viêm mủ vòi trứng, để lại sẹo ở ống dẫn trứng. Sẹo sẽ khiến nữ giới mang thai khó khăn, thậm chí là mang thai ngoài tử cung (trường hợp này chỉ có thể tiến hành bỏ thai)…
- Bệnh lậu ở thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể lây sang trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Biến chứng có thể xảy ra ở nam
- Mủ có thể hình thành sẹo ở niệu đạo, khiến nam giới đau đớn khi đi tiểu
- Có thể hình thành áp xe trong dương vật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng sinh sản. Áp xe (khối mủ) có thể vỡ, gây hại đến bộ phận sinh dục và tăng diện tích tổn thương
- Viêm mào tinh hoàn, ống dẫn gần tinh hoàn khiến nam giới suy giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến hiếm muộn – vô sinh.
- Nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng
Các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm nếu kéo dài thời gian thăm khám và điều trị. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi bị mắc bệnh lậu. Việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Đồng thời điều trị bệnh với phác đồ khoa học giúp bệnh khỏi nhanh, triệt để, hạn chế tái phát.
Cách thức chẩn đoán bệnh
Khi đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ khai thác các vấn đề của bệnh nhân, như tình trạng bệnh, dấu hiệu, tiền sử bệnh lý, thói quen quan hệ tình dục, gần nhất quan hệ với ai… Để đánh giá sơ bộ về vấn đề của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định khám cận lâm sàng. Các phương pháp khám cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, đánh giá mức độ tổn thương, vùng tổn thương… Là cơ sở giúp bác sĩ đề ra phác đồ điều trị cụ thể cho người bệnh.
Khám cận lâm sàng
Các phương pháp khám cận lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định:
- Xét nghiệm nước tiểu: giúp tìm kiếm vi khuẩn trong nước tiểu của người bệnh. Đây là phương pháp thường thấy.
- Kiểm tra mẫu dịch: dịch từ dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng sẽ được lấy để mang đi xét nghiệp. Tùy từng phương pháp khác nhau và thời gian chờ không giống nhau. (Xét nghiệm nhuộm và soi tươi có kết quả sau khoảng 30 phút; nuôi cấy định danh vi khuẩn có kết quả sau 48 – 72 giờ;…)
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: trong trường hợp bác sĩ nghi người bệnh mắc phải các bệnh tình dục khác (lậu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác, đặc biệt là Chlamydia).
Phương pháp điều trị bệnh
Sau khi có kết quả thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh, cụ thể:
Đối với người trưởng thành
Người trưởng thành có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao. Nên thường được chỉ định sử dụng thuốc tương thích với cơ thể (mức độ kháng thuốc thấp, không bị dị ứng). Các phương thuốc được sử dưới dạng uống hoặc tiêm và cần sử dụng đúng liều, đúng thời gian để hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra (dị ứng, sốt cao, không diệt được hết vi khuẩn…)
Hiện nay, chủng lậu cầu khuẩn kháng thuốc đang nổi lên, do đó tốt nhất là kết hợp nhiều loại thuốc và phương pháp lại với nhau. Tại, đa khoa quốc tế Hà Nội, các bác sĩ hiện đang điều trị bằng Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu. Phương pháp này có 4 ưu điểm chính:
- Kiểm tra chính xác loại vi khuẩn, giúp lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Thuốc Tây y giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả
- Thuốc Đông y giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hạn chế bệnh tái phát
- Vật lý trị liệu giúp tác dụng của thuốc thấm sâu, tăng cường khả năng điều trị
Trên kết quả lâm sàng, phương pháp này cho ra kết quả điều trị với các bệnh nhân rất tốt, hiệu quả cao, nhanh chóng, tỷ lệ tự tái phát sau điều trị gần như không có.
Ngoài ra, khi điều trị bệnh lậu (và bệnh xã hội khác) thì người bệnh nên mang theo bạn tình. Việc điều trị chéo đảm bảo cả hai sau khi điều trị sẽ không lây bệnh tình dục cho nhau khi quan hệ.
Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém và đặc biệt là dễ bị tổn thương. Nếu chẳng may trẻ bị nhiễm bệnh do người mẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dưới dạng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt theo dõi sức khỏe của trẻ để tránh gây hại khi điều trị.
Gợi ý một vài địa chỉ điều trị bệnh uy tín
Việc điều trị bệnh tại đâu đang là câu hỏi của nhiều người bệnh. Bởi điều trị tại các địa chỉ uy tín chi phí có đắt hơn một chút so với các địa chỉ nhỏ lẻ, nhưng đảm bảo điều trị bệnh hoàn toàn, hạn chế tái phát.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, bạn có thể tìm đến các bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Quân Đội 108, bệnh viện bạch Mai, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Đại Học Y… Tuy nhiên, những địa chỉ này có lượng bệnh nhân vô cùng đông, thời gian chờ đợi lâu lại không kín đáo, dễ bị phát hiện.
Nếu muốn tham khảo các địa chỉ điều trị bệnh kín đáo, thoải mái về giờ khám và dịch vụ. Bạn có thể đến phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội tại 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám đã được cấp giấy phép bởi Sở Y tế, đảm bảo về uy tín.
Chất lượng khám và dịch vụ ở phòng khám được nhiều người bệnh đánh giá cao. Bởi phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng khám và điều trị tại các bệnh viện lớn như Saint Paul, Thanh Nhàn, Quân Đội…
Tìm hiểu thêm về phòng khám: phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, địa chỉ điều trị bệnh uy tín hàng đầu Thủ Đô.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh lây qua đường tình dục. Kể cả khi bạn điều trị triệt để bệnh thì vẫn có nguy cơ tái phát do quan hệ tình dục với người khác. Để phòng ngừa bệnh, các bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (kể cả quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn)
- Không quan hệ tình dục với người có triệu chứng nhiễm trùng hoặc bệnh xã hội. Thường những người này sẽ có các dấu hiệu dị dạng tại vùng kín (chảy mủ, mùi hôi, mọc mụn…)
- Không quan hệ với nhiều người cùng một lúc
- Tránh các mối quan hệ tình dục bừa bãi (tình một đêm, mại dâm…)
- Chung thủy 1-1 với một đối tượng. Với điều kiện đối tượng còn lại cũng chỉ quan hệ với một mình bạn
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
- Đi khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh
- Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần, giúp kịp thời phát hiện các bất thường của bệnh. Nếu là người từng mắc bệnh lậu hoặc bệnh xã hội mà vẫn thường xuyên quan hệ tình dục thì thời gian này nên ngắn hơn, từ 3 – 4 tháng/lần.
Trên đây là bài viết của Ths.Bs CKII Lê Đỗ Nguyên về bệnh lậu cũng như các kiến thức cần biết về bệnh (triệu chứng, dấu hiệu, cách phòng ngừa…). Hy vọng các kiến thức có trong bài sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Nếu bạn muốn được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bấm [Tư vấn trực tuyến] để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất.